Vũng Chùa – Đảo Yến nơi an nghĩ của Vị Tướng huyền thoại
Là nơi dãy Hoành Sơn đâm từ Trường Sơn ra biển Đông. Thế đất nơi đây như rồng cuộn hổ ngồi rất đặc biệt. Bởi lẽ thế nhiều người nói thế phong thủy Vũng Chùa Đảo Yến vô cùng đặc biệt ” lưng tựa núi Rồng, mặt nhìn ra biển lớn”.
Ngay quốc lộ 1A , rẽ theo con đường vào cảng biển Hòn La 3km là đến với Vũng Chùa Đảo Yến. Nơi an nghỉ của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp – Người con ưu tú của dân tộc Việt Nam.
Vũng Chùa – Đảo Yến thuộc thôn Thọ Sơn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Cách quốc lộ 1A 3 km, cách Đèo Ngang 4 km. Vũng Chùa – Đảo Yến với địa thế cong hình cánh quạt, được bao bọc bởi Hòn La, Hòn Gió, Hòn Nồm. Diện tích khoảng 10ha.
Vì sao có tên gọi Vũng Chùa? Theo các vị cao niên nơi đây. Ngày xưa có dấu tích một nền móng ngôi chùa lớn nên người ta gọi nơi đây là Vũng chùa. Nhưng theo năm tháng, do khí hậu , thời tiết mưa bão và sóng biển đã bào mòn hết dấu tích này. Nên bà con gọi là Vũng Chùa. Chúng tôi đã thử tìm đến địa điểm đó nhưng không thấy gì. Người
Dân quanh vùng lý giải, qua thời gian, bị mưa bão, sóng biển bào mòn. Dấu vết xưa cũ ấy nay cũng đã mất rồi. Khu vực biển Vũng Chùa rất kín gió vì được bao bọc bởi 3 hòn đảo: Hòn La, Hòn Gió, Hòn Nồm, vì vậy đó là nơi neo đậu tàu thuyền tránh trú bão.
Vũng Chùa – Đảo Yến là thắng cảnh nằm chung trong vịnh Hòn La còn gọi là vịnh La Sơn. Trong sách “Đại Nam dư địa chí ước biên” nêu rõ. Vịnh La Sơn được bao bọc bởi những ngọn núi như những bức tường thành. Phía đất liền là dãy Hoành Sơn “thế như rồng cuốn hổ ngồi, trùng trùng điệp điệp lan ra tận biển”. Với đỉnh Mũi Rồng che chắn phía tây – bắc. Ở phía đông có nhiều đảo nhỏ (người dân gọi là hòn).
Vũng Chùa nơi an nghỉ của Đại Tướng được bao bọc bởi 3 hòn đảo xung quoanh. Là đảo Hòn La, đảo Hòn Nồm và đảo Hòn Gió. Đây còn là khu vực tránh bão của tàu thuyền ngư dân quanh vùng.
Đảo Yến – Tấm bình phong giữa biển trời
cách đất liền chừng hơn một cây số. Có diện tích khoảng 10 hecta không có người sinh sống. Đảo có nhiều chim Yến sống nên gọi là Đảo Yến.
Từ Vũng Chùa đi bằng thuyền ra Đảo Yến mất tầm 20 phút. Đảo Yến với những vỉa đá xuyên cao tầng tầng lớp lớp đan xen nhau. Nhiều loài chom cư ngị nơi đây, đặc biệt đó là loài chim yến.
Đứng trên đảo, nhìn vào đất liền là những bãi cát chạy dài, cây cối xanh tươi. Từ Đảo Yến trong ra xa có thể thấy được Hòn La và Hòn Gió. Ba hòn tạo thành một hình tam giác, thế tựa vững chải như kiềng ba chân.
Đảo Yến được tạo bởi hai hòn đảo nhỏ nối liền nhau. Từ trên đỉnh đảo, phóng tầm mắt ra xa, có thể dễ dàng nhìn thấy cảnh tàu thuyền qua lại rất thanh bình. Nhìn xuống dưới chân đảo là cảnh sóng vỗ gành đá rì rào.
Hỏi Theo ” Đại Nam nhất thống chí ” của Quốc sử quán triều Nguyễn. Thì đặc sản nơi đây, ngoài yến sào, sò huyết, tôm hùm. Còn có loài “Cửu khổng quyết minh” hay còn gọi là bào ngư.
Toàn cảnh Đảo Yến
Đảo yến hiện nay vẫn còn một số loài chim sinh sống. Đến đây vào những buổi sáng thanh vắng. Bạn có thể lắng nghe những chú chim ríu rít gọi bầy. Bay lượn giữa muôn trùng biển khơi. Một cảm giác có thể nói rất là yên bình đến lạ.
Mặc dù có bàn tay con người trên đảo nhưng nhìn chung cảnh quan Đảo Yến vẫn giữ được nét hoang sơ của nó.
Tới đây bạn sẽ được đắm mình trong làn nước trong vắt, hay đi tản bộ trên những bờ cát trắng bên những rặng phi lao rì rào và ngắm nhìn những cánh chim yến chao liệng trên bầu trời.
Tương lai Vũng Chùa – Đảo Yến sẽ là những địa điểm du lịch hút khách. Tuy hiện tại còn hoang sơ nhưng chính nét hoang sơ này của Vũng Chùa – Đảo Yến đã làm nhiều du khách nếu đến đây 1 lần sẽ không khỏi ngỡ ngàng.
Comments